news

Cách bảo quản, trữ đông sữa mẹ sau khi vắt ra đúng cách

Trong một số trường hợp cần vắt sữa mẹ ra để bảo quản như: khi mẹ đi làm, khi mẹ nhiều sữa quá bé bú không hết... Nếu không biết cách bảo quản sữa mẹ thì sẽ dẫn đến việc mất chất sữa, thậm chí sữa mẹ có thể bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Vậy sữa mẹ vắt ra bảo quản như thế nào là tốt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Mất sữa hoàn toàn, đừng bi quan!

3 lý do khiến hơn 500.000 mẹ sử dụng Ích Mẫu Lợi Nhi khi đang nuôi con bú?

Các dụng cụ dùng để bảo quản sữa bao gồm

  • Bình, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng bảo quản lại nhiều lần.
  • Túi trữ sữa: nên chọn loại lớp dây kéo, dầy chất lượng tốt.
  • Bút để ghi ngày, tháng, năm vắt, hút sữa lên bịch.

Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cần thực hiện

Đề đảm bảo biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, mẹ cần tuần thủ theo 4 yếu tố dưới đây:

1. Bảo quản trong túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng

Hộp, bình đựng sữa phải được khử trùng sạch sẽ, hoặc mẹ có thể sử dụng các loại túi trữ sữa có khóa zip an toàn, được thiết kế đặc biệt cho việc lưu trữ sữa mẹ.

túi đựng sữa mẹ chuyên dụng

Bảo quản sữa mẹ trong túi hoặc bình chuyên dụng

2. Ghi ngày, giờ và số ml sữa đã vắt trên mặt bình

Việc này giúp mẹ dễ dàng nhận biết và ưu tiên sử dụng sữa già nhất trước tiên.

cách bảo quản sữa mẹ

Ghi số ngày, giờ và số ml lên bình, túi trữ sữa

3. Thời gian bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường, tủ lạnh tối đa:

  • Nhiệt độ phòng trên 26 °C: tối đa 1 giờ
  • Nhiệt độ phòng khoảng 25 °C, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 2 giờ
  • Nhiệt độ phòng từ 19-20°C, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong vòng 4 giờ
  • Ở nhiệt độ dưới 15 °C, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa 8 giờ
  • Ngăn mát tủ lạnh: 48 giờ
  • Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh một cửa): 2 tuần
  • Ngăn đá tủ lạnh hai cửa (ngăn đá có cửa riêng): 4 tháng
  • Trữ đông bằng tủ đông lạnh chuyên dụng -18 đến -20°C : 6 tháng

4. Bảo quản, trữ đông sữa khi mất điện

Trường hợp mất điện lâu, mẹ cần mua hoặc mượn thùng giữ lạnh, đồng thời, mua thêm đá cây để giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Khi có điện, mẹ lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.

Lưu ý quan trọng trong quá trình bảo quản, lưu trữ sữa mẹ

- Khi sữa đông, sữa sẽ có sự giãn nở, tăng diện tích chứa. Do đó khi đổ sữa vào bình hoặc túi zip, mẹ không nên đổ đầy, hãy để khoảng trống ở đầu để tạo khoảng trống cho sự dãn nở. Tốt nhất là để đông lạnh sữa trong lượng phù hợp với nhu cầu của trẻ từ 60 – 120ml.

 

cách bảo quản trữ đông sữa mẹ

Khi đổ sữa vào túi trữ sữa hãy để khoảng trống ở đầu để tạo khoảng trống cho sự dãn nở

 

- Nếu trong quá trình trữ sữa, lượng sữa một lần mẹ hút được ít, mẹ muốn dồn bình để đủ lượng sữa cho một lần ăn của trẻ, mẹ không đổ trực tiếp sữa “tươi” mới vắt vào sữa cũ. Nên để sữa mới vào tủ mát, khi nào nhiệt độ hai bình sữa tương đương nhau thì mẹ mới dồn sữa vào chung một bình, dãn nhãn và chuyển lên ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông.

 

- Sữa mẹ đông lạnh sẽ tách riêng vì chất béo trôi nổi lên trên. Sự tách biệt này là bình thường và không có nghĩa là sữa đã hư hỏng hoặc không sử dụng được. Sau khi làm tan sữa mẹ, lắc thùng chứa nhẹ nhàng và chất béo sẽ phân phối lại đều.

 

cách bảo quản trữ đông sữa mẹ

 Sữa mẹ đông lạnh sẽ tách riêng vì chất béo trôi nổi lên trên

 

- Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh, các mẹ nên hạn chế mở cửa tủ lạnh thường xuyên. Đồng thời không nên để sữa đông ở cánh tủ lạnh. Hai yếu tố này thường khiến nhiệt độ bảo quản không ổn định, dễ làm sữa biến chất, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ khi sử dụng sữa trữ đông này.

 

- Mẹ chỉ nên cho con sử dụng sữa bảo quản dài ngày trong trường hợp quá ít sữa hoặc mất sữa hoàn toàn, ưu tiên sử dụng sữa mới để con hấp thụ được tối đa dưỡng chất.

 

-  Sửa được làm lạnh, trữ đông sẽ có mùi tanh, hôi khi cho bé tái sử dụng. Để hạn chế tình trạng sữa mẹ có mùi hôi tanh do bảo quản, mẹ cần kiểm tra mùi vị của sữa trước khi đem trữ đông; đảm bảo quy trình hút vắt sữa, vệ sinh dụng cụ hút sữa cũng như quy trình trữ đông sữa mẹ. Lưu ý, trước khi cho bé dùng sữa đã được trữ, mẹ cần hâm nóng sữa đúng cách.

 

Hy vọng kiến thức về cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra do Ích Mẫu Lợi Nhi cung cấp sẽ giúp mẹ biết cách bảo quản, dự trữ sữa cho con tốt hơn, đảm bảo giữ nguyên được dưỡng chất và các chất dinh dưỡng cho con.

 

 

 

Muốn sữa đủ cho con - dáng thon cho mẹ, mẹ hãy gọi ngay tới Tổng đài 18006642 (miễn cước) để các Dược sỹ tư vấn cho mẹ ngay nhé!

 

 



Cảm nhận khách hàng

Cảm nhận khách hàng
Notice: Undefined index: new_name in /home/suameviet/domains/suameviet.vn/public_html/includes/inc_review_content.php on line 28

Hà Anh-Hà Nội

Hành trình đi tìm nguồn sữa cho con quả thực gian nan, vất vả với những mẹ ít sữa, mất sữa, tắc sữa. Với những ...

Notice: Undefined index: new_name in /home/suameviet/domains/suameviet.vn/public_html/includes/inc_review_content.php on line 28

Mẹ Kiều Oanh-Hà Nội

Từ đó, mỗi ngày mình không những đủ sữa cho con bú mà còn dự trữ được 300-500 ml để dành tặng các mẹ bị mất ...

Notice: Undefined index: new_name in /home/suameviet/domains/suameviet.vn/public_html/includes/inc_review_content.php on line 28

Mẹ Tú Uyên-Hà Nội

“Ngay đêm đó, tôi cảm nhận được sữa đang về. Sáng hôm sau tôi đã hút được 150 ml sữa (gấp 1,5 lần mọi ngày) ...

Notice: Undefined index: new_name in /home/suameviet/domains/suameviet.vn/public_html/includes/inc_review_content.php on line 28

Mẹ Kim Hoa-Thái Nguyên

"Tôi thấy con bú no, không phải cho bé ăn thêm sữa ngoài nữa. Những khi đang cho con bú tôi cảm giác được sữa đang về ...

Notice: Undefined index: new_name in /home/suameviet/domains/suameviet.vn/public_html/includes/inc_review_content.php on line 28

Mẹ Tuyến-HCM

Ngay đêm đầu sử dụng, chị đã cảm thấy sữa căng tức và khó ngủ, phải dậy hút sữa mấy lần mà sáng hôm sau vẫn ...

Lưu ý: Đối với mỗi mẹ tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Vì vậy các mẹ nên gọi tới tổng đài 1800.6642 để được tư vấn biện pháp tốt nhất, phù hợp với mẹ để sữa nhanh về nhất

GỬI CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!